Ông Thần Tài đặt bên trái hay phải? Một trong những nét đẹp tâm linh phổ biến và dễ dàng nhận thấy ở gia đình Việt Nam. Cụ thể hơn, hãy tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi nhé.
Ông Thần Tài đặt bên trái hay phải?
Hướng đặt vị trí bàn thờ ông địa
Theo nguyên tắc thì bàn thờ ông địa nên đặt ở dưới đất, vị trí thích hợp giúp 2 vị thần có thể quan sát được luồng khí cũng như sự ra vào của khách. Bạn nên đặt bàn thờ ông địa theo 2 hướng là hướng tốt của nhà và hướng đón tài lộc từ ngoài vào nhà để đón tài lộc, may mắn.
Cung Thiên Lộc: Nhà có cửa chính trong cung Thiên Lộc rất tốt và may mắn, nên vị trí ông địa đặt ở cung này sẽ mang đến may mắn về tiền bạc, của cải, gia đình ngày càng phát lộc. Đây là hướng tốt nhất và nên tránh các hướng có ảnh hưởng của các sao Không Vong, Tử, Tuyệt. Vì đây là hướng cực nguy hiểm, mang đến tai họa cho gia đình, tài không tụ, khó tán và nhà cửa tiêu tan.
Cung Quý Nhân: Là vị thần đứng đầu cát Thần khi đặt bàn thờ ông địa theo hướng này sẽ giúp gia đình bình an, kinh doanh buôn bán gặp nhiều thuận lợi, luôn có quý nhân phù hộ. Ngoài ra, cần tránh ra các hướng Không Vong, Tử, Tuyệt nếu không muốn rước họa và nhà.
Ông Thần tài đặt bên trái hay phải bàn thờ
Câu hỏi không quá khó để trả lời, theo quy tắc phong thủy cần tuân thủ theo quy tắc từ bên trái qua bên phải do vậy, thần tài sẽ đặt ở bên trái của bàn thờ và vị trí của Thổ địa sẽ nằm bên phải bàn thờ. Và mọi thứ phải được sắp xếp theo hướng từ bên ngoài nhìn ra.
Những điều cần lưu ý khi thờ cúng Thần tài
Ngoài những quy tắc trên bạn cũng phải tuân thủ và lưu ý đến một số vấn đề để tránh trường hợp phạm phải điều kiêng kỵ trong việc thờ cúng thần linh.
- Đặt ở cửa ra vào vì đây là vị trí mà các vị thần dễ theo dõi lượng người ra vào nhà.
- Cần lau dọn bàn thờ thường xuyên và sạch sẽ, ít nhất là dọn 1 lần vào các ngày cuối tháng. Bởi Thần Tài – Ông Địa rất ưa sạch sẽ.
- Lau rửa bàn thờ thần tài nên dùng nước ngũ vị hương được đun từ 5 loại lá gồm hương nhu, lá sả, lá mùi, hồi quế, quế khô.
- Gia chủ có thể dùng rượu gừng để tắm tượng thần tài nhưng không nên lau bàn thờ bằng rượu gừng. Tối đa chỉ nên tắm 5 lần/1 năm vào các ngày mùng 10 hàng tháng.
- Sử dụng khăn riêng để lau bàn thờ thần tài.
- Hoa quả cúng phải là hoa quả tươi, gia chủ cần phải thay thường xuyên chứ không nên để trái cây héo cũ quá lâu trên bàn thờ. Bạn có thể chọn hoa đồng tiền, hoa hồng, hoa cúc, hoa ly…
Ý nghĩa của bàn thờ ông địa – ông thần tài
Thờ ông địa, thần tài là một tục thờ cúng có nguồn gốc từ Trung Quốc xuất hiện ở nước ta từ đầu thế kỷ XX. Đây là vị thần hộ mệnh ở một vùng đất nào đó, ông cai quản đất đai giúp con người có được cuộc sống bình an, yên bình. Ông địa thì mang dấu ấn của kinh tế nông nghiệp, vị thần trông giữ vàng bạc, tiền tài.
Trong phong thủy, thờ ông địa – ông thần lại là tín ngưỡng giúp tạo sự vững chắc trong cuộc sống, công việc kinh doanh. 2 vị thần này 1 vị sẽ cai quản đất đai còn 1 vị quản lý mặt tiền bạc để giúp gia đình, sự nghiệp vững chắc mang lại tiền tài dồi dào, ổn định.
Ở Trung Quốc thì họ sẽ thờ riêng biệt nhưng về Việt Nam là thờ 2 ông này cạnh nhau để mang đến sự thịnh vượng bền vững.
Xem thêm: Hướng dẫn cách đặt tên cho vong linh thai nhi
Xem thêm: Nên cắt tóc vào ngày nào tốt? Vì sao nên chọn ngày cắt tóc
Như vậy, những chia sẻ trên đây của chúng tôi đã trả lời giúp bạn mọi thắc mắc về Thần tài nên đặt bên nào, hy vọng đó sẽ là thông tin bổ ích với bạn nhé.