Phúc đức tại mẫu có đi ngược với quy luật nhân quả?

Thứ năm, 2/07/2020 - View : 249

Người xưa thường quan niệm rằng phúc đức tại mẫu. Câu nói này ngày nay lại càng được sử dụng phổ biến hơn và hàm ý của nó chỉ rằng mình gặp vận xui là do ba mẹ mình gây ra. Tuy nhiên quan niệm này có đi ngược lại với luật nhân quả hay không? Mời bạn theo dõi bài chia sẻ sau đây của chúng tôi.

Phúc đức tại mẫu là gì?

Phúc đức tại mẫu có thể được hiểu theo cách thông thường là phúc đức từ người mẹ mà ra. Phúc đức trong từ điển tiếng Việt có nghĩa là điều tốt lành để lại cho con cháu do ăn ở tốt và nó tuân theo quan niệm truyền thống.

Người mẹ được xem là người thầy dạy đầu tiên của quá trình hình thành bản thân và nhân cách của đứa con. Con cái được thừa hưởng những điều tốt đẹp và may mắn từ người mẹ. Cách cư xử, sự gương mẫu và cách giáo dục của người mẹ ảnh hưởng rất nhiều đến định hướng tính cách của con. Chính vì như vậy mà ông bà ta cho rằng người mẹ nếu ăn ở tốt thì sẽ để lại những điều tốt lành cho con cái. Suy rộng ra thì việc một người mẹ có để lại phúc đức cho con cháu hay không còn phụ thuộc vào cách sống và cách đối nhân xử thế của người đó.

Phúc đức tại mẫu là gì?
Phúc đức tại mẫu là gì?

Tuy nhiên trong thực tế thì điều này hoàn toàn không sai vì người mẹ có ảnh hưởng rất lớn đến con cái và cách chăm bẵm dạy dỗ và giáo dục nó. Chín tháng mười ngày mang thai con và cho đến khi chào đời ôm ấp bú mớm nâng niu con từng ngày. Con sẽ ảnh hưởng từ những hơi thở hay những động tác nhỏ của mẹ. Trong gia đình nếu cha mẹ là nóc che nắng che mưa thì mẹ là cái nền vững chắc cho con bước từng bước vào đời.

Phúc đức tại Mẫu có theo quy luật nhân quả?

Theo quan niệm tâm linh của nhà Phật thì con cái đến với cha mẹ là do 4 ngoại duyên nghiệp: một là để báo ơn; 2 là để đòi nợ; 3 là để trả nợ; 4 là để báo oán. Là báo ơn hay báo oán thì nó còn phụ thuộc vào những gì đã làm ở kiếp trước và cả kiếp này.

Vậy chuyện phúc đức tại mẫu hay việc làm sai trái của bố mẹ nhưng con phải chịu có phải tuân theo luật nhân quả hay không? Có thể nói để lại tai họa cho con cháu chỉ là một câu nói theo thói quen tập quán mang tính chất phiến diện chứ phía sau đó còn ẩn chứa nhiều đạo lý rất sâu xa.

Cái gọi là quả báo đời sau chuyển thành quả báo hiện tại vốn là ác báo đến đời sau mới phải chịu. Nhưng do cuộc sống gặp được những duyên thích hợp nên có thể ác báo đó sớm thành thục. Vì thế mà đời này chịu luôn ác báo. Có thể nói người đáng lẽ bảo đến tuổi già mới thọ ác báo nhưng một phần do duyên mà họ phải chịu ác báo luôn khi còn tuổi trẻ.

Có rất nhiều bằng chứng trong cuộc sống chứng tỏ xã hội này người tạo nghiệp sát nhưng họ chưa chịu ác báo và có thể là do phước lành từ kiếp trước của họ chưa hết và duyên chưa đủ để ác báo thành thực. Lúc này có hai trường hợp là con cháu bị liên lụy hoặc bị gặp tai ương.

Sau khi chúng ta tạo nghiệp sát sinh, con cháu sinh ra có đứa tàn tật, dị hình, bệnh hoạn, chết yểu… đây là quả báo của việc sát sinh. Bởi vì do “cùng nghiệp thì đi với nhau, cộng nghiệp nên chiêu cảm lẫn nhau”. Đáng lẽ ác báo của những đứa con, đứa cháu này đến đời sau họ mới thọ ác báo này, nhưng do nó có cùng nghiệp với chúng ta nên nó đầu thai vào làm con chúng ta. Lúc này con cháu gặp những ác báo chính là do ác báo của nó đã thành thục, chứ chẳng phải chúng chịu tội thay bất cứ ai cả.

Xem thêm: Con mắt thứ 3 có nên đánh thức nó hay không?

Trên đây là một số thông tin về việc tìm hiểu phúc đức tại mẫu là gì và nó có tuân theo luật nhân quả hay không. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi chia sẻ đã giúp ích cho bạn đọc.