KQBD. Stan Kroenke – ông chủ của Arsenal vẫn hái ra tiền trong thời điểm đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp trên toàn thế giới, Josep Bartomeu thật sự đã biến Barcelona trở thành con nợ vì chính sách chuyển nhượng không hợp lý của mình trong ba mùa bóng liên tiếp.
Tài sản của ông chủ Arsenal vẫn tăng đều trong năm 2020
Dịch Covid-19 ảnh hưởng tới mọi mặt đời sống xã hội trên toàn thế giới. Trong ngành thể thao, nhiều giải đấu lớn quy mô thế giới đến các giải đấu nhỏ đều phải tạm hoãn, lùi lịch thi đấu thậm chí phải hủy bỏ.
Nhiều đội bóng lâm vào tình trạng khó khăn về tài chính khi bị mất nhiều nguồn doanh thu. Đó là lý do mà nhiều ông chủ các CLB đàm phán để thuyết phục các cầu thủ giảm lương.
Ông chủ của Arsenal cũng thuyết phục ban huấn luyện, các cầu thủ giảm 12,5% tiền lương. Trong số 27 cầu thủ “Pháo thủ” thì có 3 cầu thủ không đồng ý giảm lương, đáng chú ý nhất là Ozil.
Nhiều người đã chỉ trích Ozil vì không chia sẻ gánh nặng với CLB, nhưng theo nghiên cứu mới nhất của Viện nghiên cứu chính sách thì ông chủ của Arsenal không hề bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.
Theo chương trình nghiên cứu mang tên Blillionaire Bonanza, khối tài sản của Stan Kroenke, ông chủ của Arsenal là 8,1 tỷ Bảng đã tăng thêm 323 triệu Bảng nữa từ đầu năm 2020. Trong khi đó, tài sản của vợ ông này cũng tăng 97 triệu Bảng.
Stan Kroenke vẫn kiếm tiền giỏi trong thời điểm đại dịch Covid-19 bùng phát vì ông không “bỏ trứng vào một giỏ”. Arsenal chỉ là một trong số những CLB thể thao mà ông chủ người Mỹ sở hữu. Theo thông tin từ Daily Mail, Stan Kroenke sẽ hỗ trợ tài chính để Arsenal vượt qua khó khăn khi bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.
Josep Bartomeu đã biến Barcelona thành “Chúa Chổm” như thế nào?
Hầu hết các vị chủ tịch của Barcelona trong quá khứ như Nunez, Joan Laporta hay Sandro Rosell đều gặp rắc rối về các vấn đề tài chính, và chính điều này đã khiến họ trở thành nạn nhân của chính mình, ông Nunez sau khi từ chức vào năm 2000 phải vào tù, Sandro Rosell cũng lâm cảnh tương tự, còn Laporta phải ra đi khi đang có uy tín cực cao với những thành công vang dội vì những rắc rối về tài chính.
Josep Bartomeu, Chủ tịch CLB Barcelona.
Josep Bartomeu không phải là ngoại lệ. Và kể từ sau khi bị Neymar dắt mũi vào mùa Hè năm 2017, ông đã trở nên mất phương hướng, nghi kỵ tất cả, mà bằng chứng rõ nhất là việc thuê các công ty truyền thông nước ngoài sử dụng mạng xã hội tấn công Leo Messi cùng các đồng đội, bôi nhọ các huyền thoại của đội bóng như Pep Guardiola, mỉa mai các ứng viên tranh chức chủ tịch và công kích cả những “kẻ thù” từ Madrid. Ông thậm chí còn yêu cầu hai phó chủ tịch và bốn thành viên khác của ban lãnh đạo phải từ chức vì cho rằng những người này phản bội mình sau vụ Barcagate.
Các trợ tá của Bartomeu tính toán rằng, nhà vô địch Tây Ban Nha có thể đạt được mục tiêu này dựa trên yếu tố không thể sử dụng tài sản chính (ở đây là các cầu thủ) suốt thời gian qua thì việc khấu trừ nợ sẽ được thực hiện khi nền kinh tế đang bị đóng băng hoàn toàn.
Dù cho đã được thông báo và tin rằng việc này sẽ giúp Barcelona tiết kiệm được một khoản tiền lớn từ việc khấu trừ trong các vụ chuyển nhượng vào khoảng 22,5 triệu euro, (mùa bóng này, nhà vô địch Tây Ban Nha phải trả 135 triệu euro từ những khoản khấu trừ hợp đồng của Coutinho, Neto, Griezmann, De Jong và Arthur..).
Nhưng chuyện đội bóng xứ Catalunya nợ nần không phải còn mới lạ. Tất cả các chuyên gia kinh tế khi dự báo về tình hình tài chính của Barcelona đều có chung một Nhận định: Đó chính là rủi ro từ việc nợ cao trong một thời gian dài. Giữa nghĩa vụ và các dòng tiền an toàn, những khoản nợ với các tổ chức tín dụng, các tổ chức thể thao và sự bồi thường cho việc kết thúc hợp đồng, đội bóng xứ Catalunya phải trả khoản tiền lên tới 511,7 triệu euro, từ mùa bóng 2020-2021 cho tới mùa bóng 2023-2024.
Trong vài năm gần đây, Barcelona đã buộc phải tìm kiếm các dòng tín dụng khác nhau để xử lý các dự án, chẳng hạn như kế hoạch nâng cấp sân Camp Nou (Espai Barça) và trên hết, việc ký hợp đồng với Antoine Griezmann đã khiến họ lâm vào tình thế khó khăn này.
Những sai lầm trong dự án phát triển thể thao, chính sách chuyển nhượng đã khiến Barcelona lâm vào cảnh túng thiếu trầm trọng. Họ liên tiếp mang về những ngôi sao đắt đỏ như Philippe Coutinho, Ousmane Dembele hay Antoine Griezmann nhưng hiệu quả thể thao không tương xứng với giá trị đó.
Thậm chí tiền vệ người Brazil còn đang trở thành gánh nặng lớn nhất vào lúc này, đội bóng xứ Catalunya hi vọng đội bóng nước Đức sẽ mua đứt anh sau khi hết hạn cho mượn vào cuối mùa, nhưng phong độ của Coutinho không thuyết phục được nhà vô địch nước Đức.
Cùng lúc với đó những cầu thủ hết hạn hợp đồng khác như Todibo, Alena, Wague, Rafinha trở lại mà không mang theo những hy vọng có thể bán được họ với mức giá tốt để thu về 70 triệu euro, càng làm cho khoản nợ này rối rắm hơn.
Josep Bartomeu không chỉ phải giải quyết bài toán về nhân sự cho mùa bóng mới, để vừa khiến Barcelona có được sức cạnh tranh, vừa bảo đảm được sự phát triển của những tài năng trẻ, cũng như tính tiếp nối của đội bóng, mà còn phải cân đối được tài chính ở mức tốt nhất. Như đã biết, họ là đội bóng phải dùng đến 65% ngân sách để trả lương cho cầu thủ, đó là con số không an toàn một chút nào so với Real Madrid cũng như các đội bóng khác ở châu Âu.
Cần nhớ rằng, bất kỳ số dư âm nào vượt quá 213 triệu euro (lợi nhuận tích lũy theo quy định này kể từ năm 2011) sẽ buộc ban lãnh đạo Barcelona phải chứng thực. Và nó không phải là một vấn đề nhỏ khi họ phải xác nhận 15% ngân sách chi tiêu cho mùa tiếp theo.